Làm thế nào để thiết kế phòng tắm an toàn cho người già

Sàn tắm trơn trượt, ướt, nhiều đồ dùng nhỏ trước lối đi, thiếu ánh sáng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ té ngã đối với người lớn tuổi. Vì vậy việc thiết kế phòng tắm an toàn cho người cao tuổi đặc biệt cần thiết, giúp người già cảm thấy thoải mái khi tự vệ sinh cá nhân và mang tới sự an tâm cho các thành viên trong gia đình.

Những yếu tố liên quan tới thiết kế phòng tắm và cách sắp xếp đồ dùng trong không gian nhỏ vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, các thành viên trong gia đình đều có thể té ngã trong phòng tắm nếu sàn quá trơn hoặc có nhiều đồ vật khuất tầm nhìn. Đối với người già, tỉ lệ này sẽ cao hơn. Do vậy, thiết kế phòng tắm an toàn là yếu tố thiết thực nhằm hạn chế những nguy cơ gây tai nạn đồng thời làm rút ngắn thời gian phản ứng trong trường hợp té ngã ở không gian chật hẹp.

Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh an toàn cho người già:

1. Tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế

 

Phòng tắm cho người già luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế phổ quát, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người cao tuổi, những người suy giảm khả năng vận động. Mặc dù người cao tuổi vẫn có thể đi lại bình thường nhưng bạn vẫn nên tính toán trong trường hợp phải sử dụng xe lăn, nạng chống hay có thêm người chăm sóc. Vì vậy, thiết kế phòng tắm hợp lý, rộng rãi sẽ giúp cải thiện không gian, ngăn ngừa té ngã và chấn thương khi va đập.

2. Đảm bảo thuận tiện khi di chuyển

Điều đầu tiên cần đảm bảo lối đi lại dễ dàng. Nên thiết kế lối đi rộng rãi, không có rào chắn hoặc các vật lỏng lẻo, thảm trải sàn, giày dép để hạn chế tình trạng vấp ngã hay cản trở khi di chuyển bằng xe lăn.

Nên chắc chắn thiết bị điện cung cấp đủ ánh sáng cho lối đi, công tắc được bố trí dễ nhìn, vừa tầm với. Lối đi nên lớn hơn kích thước của xe lăn và phải vừa đủ chỗ quay xe khi cần.

3. Cửa ra vào

Cửa phòng tắm phải dễ mở, trực quan và rộng ít nhất 80 cm. Nên chọn tay nắm cửa gạt thay vì núm vặn do khi tay trơn ướt sẽ khó sử dụng các núm cửa tròn. Dù người già hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng với thao tác đơn giản.

Ngoài ra bạn nên cân nhắc loại cửa trượt dễ đóng mở mà không cần dùng nhiều sức, rất tiện lợi khi nhà có người già yếu. Hạn chế sử dụng khóa để quá trình đóng mở cửa dễ dàng đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp hoặc thiết kế cửa phòng tắm có thể mở được từ bên ngoài, có ô cửa kính để dễ dàng quan sát hoặc tháo bỏ kịp thời.

4. Sàn phòng tắm

Nước, sữa tắm, dầu gội đầu… là những tác nhân khiến sàn phòng tắm trở nên trơn trượt hơn so với không gian khác. Vì vậy sàn nhà nên được lát các loại gạch có độ nhám cao như gốm sứ, ván xi măng, epoxy, sàn cao su hoặc có rãnh thoát nước.

Nên giữ sàn luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh trơn trượt. Ngoài ra, cần lựa chọn sàn nhà sáng màu, dễ nhìn, chống lóa đồng thời nên phối màu tương phản trong phòng tắm để tránh nhầm lẫn cho người cao tuổi bị giảm thị lực.

5. Bồn cầu

Do giảm trương lực cơ ở người cao tuổi nên bồn cầu được thiết kế cao hơn sẽ dễ dàng ngồi xuống và khi đứng dậy. Vì vậy, khi thiết kế phòng tắm cho người cao tuổi nên điều chỉnh bồn cầu cao hơn so với thông thường.

Chiều cao lý tưởng khi lắp bồn cầu cho người lớn tuổi là 46 cm và đảm bảo được gắn chắc chắn vào sàn hoặc tường.

6. Thanh vịn

Các thanh vịn có chức năng làm điểm tựa để hỗ trợ người già trong các trường hợp đứng lên, ngồi xuống hay khi đi vào buồng tắm. Nên lắp những thanh vịn ở vị trí dễ đi, vừa tầm với, làm từ chất liệu nhôm hoặc thép không gỉ và gắn chắc vào tường ở độ cao từ 1,1m – 1,3m.

Tuyệt đối không nên sử dụng phụ kiện thay thế không phù hợp để làm thanh vịn. Với phòng tắm rộng, bạn nên đầu tư những thanh vịn trên các khoảng trống tường dẫn tới các vị trí quan trọng như bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi hoa sen…

7. Bồn rửa mặt

Giống như cửa ra vào, bồn rửa mặt nên sử dụng loại cần gạt hoặc vòi nước cảm biến điện tử thay vì sử dụng vòi vặn xoay. Nên để vị trí vòi nước và vòi hoa sen vừa tầm với, có thể tắt, mở dễ dàng.

8. Buồng tắm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí